Canon 550D
Canon 550D, 43856, Tiên Tiên, Mua Bán Nhanh Máy Ảnh
, 21/08/2015 09:04:27Thông tin chi tiết về máy ảnh Canon EOS 550D
- Tên gọi khác
- Canon EOS Rebel T2i
- Canon EOS Kiss X4
- Thông tin chung
- Nhà sản xuất: Canon
- Thông tin chung
- Loại máy ảnh: Compact SLR
- Trọng lượng gồm pin: 530g
- Kích thước: 129 x 98 x 62 mm
- Bộ cảm biến
Phân giải:
- Độ phân giải tối đa 5184 x 3456
- Các độ phân giải khác 3456 x 2304, 2592 x 1728
Tỉ lệ ảnh: 3:2
Điểm ảnh hiệu dụng: 18.0 megapixel
Sensor photo detectors: 18.7 megapixel
Kích thước: APS-C (22.3 x 14.9 mm)
Hình ảnh ISO: Auto, 100, 200, 400, 800, 1600, 3200, 6400, 12800 (with boost)
Cân bằng trắng cài đặt sẵn: 6
Tuỳ chỉnh cân bằng trắng: Có
Chống rung: Không
Định dạng ảnh: RAW
Chất lượng ảnh JPEG: Fine, Normal
Quang học:
Lấy nét tự động:
- Lấy nét tương phản (Contrast Detect (sensor))
- Lấy nét theo pha (Phase Detect)
- Đa vùng (Multi-area)
- Đơn điểm tùy chọn (Selective single-point)
- Đơn điểm (Single)
- Liên tục (Continuous)
- Nhận dạng khuôn mặt (Face Detection)
- Live View
Zoom kỹ thuật số: Không
Chỉnh nét tay: Có
Điểm lấy nét: 9
Ngàm ống kính: Canon EF/EF-S
Hệ số nhân tiêu cự: 1.6x
Màn hình, ống ngắm
Màn hình xoay: Cố định
Kích thước màn hình: 3.0 inch
Điểm ảnh: 1,040,000
Màn hình cảm ứng: Không
Live view: Có
Loại kính ngắm: Optical (pentamirror)
Viewfinder coverage: 95%
Viewfinder magnification: 0.87x
Loại màn hình: Màn hình TFT LCD tinh thể lỏng
Chụp ảnh:
Tối độ chập tối thiểu: 30 giây
Tốc độ chập tốc đa: 1/4000 giây
Ưu tiên khẩu độ: Có
Ưu tiên tốc độ trập: Có
Chụp chỉnh tay: Có
Chụp phong cảnh (Scence): Có
Đèn tích hợp: Có
Khoảng sáng: 13 m
Hỗ trợ đèn ngoài: Có (Hot shoe, E-TTL II)
Chế độ đèn: Tự động, mở, tắt, chống mắt đỏ (Auto, On, Off, Red-Eye)
Chụp liên tục: 3.7 fps
Hẹn giờ:2 hoặc 10 giây
Chế độ đo sáng:
- Đa điểm (Multi)
- Trung tâm (Center-weighted)
- Điểm (Spot)
- Đo sáng điểm lớn (Partial)
Bù sáng: ±5 (ở bước nhảy 1/3 EV, 1/2 EV)
AE bracketing:±2 (3 khung ở bước nhảy 1/3 EV, 1/2 EV)
WB bracketing: Có (chụp 3 tấm ngã màu về trục xanh dương/vàng hoặc tím/xanh lá)
Quay phim
Định dạng quay phim: H.264
Quay phim.Âm thanh:Stereo
Quay phim.Độ phân giải:
- 1920 x 1080 (30, 25, 24 fps)
- 1280 x 720 (60, 50 fps)
- 640 x 480 (60, 50 fps)
Lưu trữ
Loại lưu trữ: SD/SDHC/SDXC
Bộ nhớ trong: Không
Kết nối
USB: USB 2.0 (480 Mbit/sec)
HDMI: Mini
Wifi: Tương thích Eye-Fi
Điều khiển từ xa:Có (tương thích E3, hồng ngoại)
Pin/Nguồn
Pin: Battery Pack
Pin chuẩn: Lithium-Ion LP-E8
Đặc điểm khác
Định hướng cảm biến: Có
Timelapse recording: Có
GPS: Không
Đánh giá Canon 550D đơn giản nhưng mạnh mẽ
EOS 550D (hay Rebel T2i tại thị trường Bắc Mỹ) là phiên bản DSLR phổ thông cao cấp mới nhất của hãng máy ảnh hàng đầu thế giới Canon.
Nếu bạn từng sử dụng những model trước đó của Canon như 450D hay 500D thì chắc hẳn sẽ không cảm thấy bỡ ngỡ với phiên bản nâng cấp 550D. Thân máy tính cả pin và thẻ nhớ có khối lượng tổng cộng 540 gram với kích thước ba chiều là 129 x 98 x 62 mm, không khác nhiều "tiền nhiệm" 500D. Máy tạo cảm giác rất chắc chắn và đầm tay do báng được bọc cao su chống trơn trượt. Hệ thống nút ở mặt sau hơi nhỏ nhưng rất nhạy. Bù lại, vị trí để ngón tay cái được thiết kế khá rộng rãi. Chức năng ngắm ảnh sống và quay phim giờ đây được tích hợp riêng trên một phím nằm bên phải viewfinder, giúp thao tác chuyển đổi chế độ tiện lợi và chính xác hơn. LCD của 550D vẫn giữ nguyên độ lớn 3 inch nhưng độ phân giải đã tăng từ 920.000 điểm ảnh ở 500D lên tới 1.040.000 điểm ảnh - cao nhất trong số các DSLR trên thị trường hiện nay. Điều này cũng đồng nghĩa với việc 550D có thể hiển thị hình ảnh với độ chi tiết cao hơn 15% so với phiên bản tiền nhiệm. Kích thước màn hình được điều chỉnh theo tỉ lệ 3:2 của cảm biến, nghĩa là hình ảnh trong chế độ Live View và chế độ xem lại sẽ lồng vừa khít khung hình.
Tương tự các phiên bản trước đó, Canon 550D không được trang bị LCD phụ hiển thị các thông số. Tất cả thao tác điều khiển luôn phải thông qua màn hình phía sau mặt máy. Giao diện của 550D khá giống "tiền nhiệm" 500D với các biểu tượng hiển thị trực quan và tương đối bắt mắt. Menu điều chỉnh không quá sâu nên rất dễ làm quen với những người mới bắt đầu sử dụng.
Hệ thống lấy nét tự động 9 điểm của Canon EOS 550D làm việc khá tốt so với đẳng cấp của máy
Kính ngắm quang học của 550D có độ phóng đại 0,87x và độ phủ 95% khung hình, tương tự phiên bản "tiền nhiệm" 500D nhưng hơi nhỏ hơn đối thủ Nikon D90. 550D sở hữu hệ thống lấy nét tự động 9 điểm xếp dạng kim cương. Thử nghiệm trên ba ống kính Canon bao gồm 15-85mm F/3.5-5.6 IS USM, 50mm F/1.4 USM và 100mm F2.8L IS Macro cho thấy: chế độ Single servo AF hoạt động rất nhanh và chính xác, đặc biệt khi điểm lấy nét di chuyển về trung tâm. Chế độ lấy nét liên tục dù hơi ỳ khi làm việc với các đối tượng di chuyển nhanh, tuy nhiên, khá là "tươm" so với mức giá của 550D.
Điều đáng phàn nàn nhất có lẽ là tốc độ lấy nét dựa trên cơ chế so sánh tương phản khi tính năng ngắm ảnh sống được kích hoạt. Trong điều kiện ánh sáng tốt, máy phải mất gần 1 giây để khóa vật thể. Thời gian này tăng lên tới 4-5 giây nếu môi trường thiếu sáng. Khi đổi về chế độ lấy nét nhanh (Quick mode), tốc độ và tính chính xác được cải thiện rõ rệt. Bù lại, màn hình sẽ không hiển thị khi máy đang trong quá trình lấy nét, rất bất tiện nếu đối tượng của bạn di chuyển. 550D cho phép phóng đại hình ảnh lên tới 10x trên màn hình LCD để hỗ trợ việc lấy nét tay hoặc kiểm tra độ chính xác của cơ chế lấy nét tự động. Máy còn hỗ trợ ngắm ảnh sống qua màn hình TV bằng kết nối HDMI hoặc qua màn hình máy tính bằng phần mềm EOS Utility.
Canon 550D sở hữu giao diện người dùng trực quan và rất bắt mắt
Canon 550D sử dụng cảm quang CMOS 18 Megapixel được cho là "gần giống" với model cao cấp EOS 7D. Tốc độ chụp liên tiếp của máy rất ấn tượng, dù độ phân giải đã đạt "ngưỡng" trong số các máy ảnh sử dụng cảm quang APS-C. 550D cho phép chụp khoảng 3,7 hình mỗi giây, xấp xỉ Nikon D90 (4 hình/giây) và hơi nhỉnh hơn 500D (3,4 hình/giây). Tuy nhiên, Canon dường như "quên mất" việc nâng cao dung lượng bộ nhớ đệm khiến máy chỉ lưu được tối đa 34 ảnh JPEG độ phân giải cao nhất hoặc 6 ảnh RAW. Con số này trên "tiền nhiệm" 500D là 170 ảnh JPEG hoặc 9 ảnh RAW.
Canon 550D sở hữu cảm biến đo sáng iFCL 63 vùng, vốn là một trang bị cao cấp trên model tầm trung EOS 7D. Những thông tin về màu sắc được kết hợp với dữ liệu từ cảm biến AF nhằm cho ra kết quả tính toán chính xác về phạm vi cũng như tốc độ di chuyển của đối tượng chính trong khung hình. Theo Ephotozine, hệ thống đo sáng của 550D làm việc hoàn hảo trong điều kiện ánh sáng thông thường. Với khung cảnh có độ tương phản cao (bầu trời - mặt đất, trong nhà - ngoài trời...), máy có xu hướng phơi sáng hơi già. Bạn có thể giải quyết vấn đề này bằng cách trừ sáng đi một vài Ev hoặc kích hoạt tính năng Tăng cường dải tương phản động
Ảnh JPED cho bởi Canon 550D có màu sắc tươi tắn với độ tương phản và sắc nét cao, nhưng không gây cảm giác bị xử lý quá nhiều
Tương tự các model DSLR ra mắt trong vài năm gần đây, 550D được trang bị hệ thống cổng chuyển đổi tương tự/số 14 bit. Như vậy, mỗi kênh tín hiệu đầu ra của 550D có khả năng truyền tải tới 16.384 màu, cao gấp 4 lần so với phiên bản 400D. Về mặt lý thuyết, 550D có khả năng thể hiện dải màu mượt mà và chuẩn xác hơn so với các model sử dụng công nghệ 12 bit truyền thống. Theo Cameralabs, 550D cho chất lượng ảnh rất tốt với độ tương phản và sắc nét cao. Ảnh JPEG có màu tươi tắn nhưng không gây cảm giác bị xử lý quá nhiều. Độ phân giải lớn của cảm biến còn giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc cắp cúp và in ảnh cỡ lớn.
Ảnh thử nghiệm tại mức nhạy sáng cao ISO 3.200 và ISO 6.400 cho thấy, Canon 550D có khả năng loại bỏ nhiễu và giữ lại chi tiết ngang ngửa Nikon D90, dù rằng sự so sánh này có phần hơi khập khễnh. Thậm chí, 550D còn có khả năng tái hiện màu sắc tốt hơn cả D90 tại các thiết lập ISO cao.
Ảnh thử nghiệm tại mức nhạy sáng cao ISO 3.200 và ISO 6.400 cho thấy, Canon 550D có khả năng loại bỏ nhiễu và giữ lại chi tiết ngang ngửa Nikon D90, dù rằng sự so sánh này có phần hơi khập khễnh. Thậm chí, 550D còn có khả năng tái hiện màu sắc tốt hơn cả D90 tại các thiết lập ISO cao.
Dải ISO của máy nằm trong khoảng 100 đến 6.400, mở rộng lên mức H tương ứng với ISO 12.800. Mặc dù độ phân giải của cảm biến lên tới 18 Megapixel song nhiễu vẫn được kiểm soát rất tốt ngay cả khi ISO nâng lên tới 800. Theo Cameralabs, 550D có khả năng loại bỏ nhiễu và giữ lại chi tiết ngang ngửa Nikon D90 (dù rằng sự so sánh này có phần hơi khập khiễng). Lưu ý, model tầm trung của Nikon chỉ có độ phân giải 12 Megapixel, tức là ít hơn tới 6 "chấm" so với Canon 550D. Thậm chí, 550D còn có khả năng tái hiện màu sắc tốt hơn cả D90 tại các thiết lập ISO cao.
Cân bằng trắng của 550D không có gì phải phàn nàn trong điều kiện ánh sáng ngoài trời. Ảnh hơi ngả ấm khi chụp dưới ánh đèn dây tóc. Máy còn có khả năng ghi video Full-HD 1080p với tùy chọn tốc độ quét 30, 25 hoặc 24 hình mỗi giây. Hệ thống chống bụi kép của 550D bao gồm một màng lọc rung động bằng sóng siêu âm và một lớp chất liệu trong suốt chống tĩnh điện phủ trên bề mặt cảm biến. Thử nghiệm của Cameralabs cho thấy cơ chế này làm việc tương đối tốt, dù không thể loại bỏ hoàn toàn các hạt bụi có kích thước rất nhỏ bám trên sensor. Pin Lithium LP-E8 trên máy cho phép chụp khoảng 500 kiểu ảnh nếu được sạc đầy.
Mặc dù còn một số hạn chế ở dung lượng bộ nhớ đệm và tốc độ lấy nét Live View nhưng có thể nói máy ảnh Canon EOS 550D là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người mới chơi hoặc đang muốn nâng cấp từ dòng DSLR phổ thông. Máy có hiệu năng hoạt động tốt, bộ tính năng đầy đủ và trên hết là chất lượng ảnh khá tuyệt so với nhiều đối thủ cùng đẳng cấp. Hiện bộ kit gồm thân máy và ống kính 18-55 mm IS đang được bán với giá hơn 900 USD cho hàng xách tay tại Việt Nam.
Những điều bạn cần biết trước khi chọn mua máy ảnh
Camera đang hiện hữu ở mọi nơi. Một chiếc webcam trên laptop, hai chiếc camera trước sau trên điện thoại hay có thể bạn đã quên trên chiếc tablet của mình cũng có camera mà rất ít khi bạn dùng đến. Cái thời mà những chiếc máy ảnh du lịch cũng đã qua, thời điểm mà máy ảnh càng nhỏ gọn, càng thời trang càng tốt.
Nói không riêng tại các nước công nghệ phát triển, Việt Nam cũng ghi nhận sự xuất hiện của nhiều máy ảnh bán chuyên nghiệp, chuyên nghiệp đến với nhiều người dùng. Chất lượng cuộc sống nâng cao, giá thiết bị giảm cùng xu thế hội nhập sẽ không khó để bạn đầu tư cho một chiếc máy ảnh. Tuy nhiên trước khi quyết định chọn mua bạn nên làm quen với các thông số trên lý thuyết và các khái niệm cơ bản để có những cái nhìn tổng quan về nhiếp ảnh.
- Khái niệm cơ bản trong nhiếp ảnh
Mỗi thiết bị ảnh từ chiếc webcam nhỏ gọn được tích hợp trên máy tính xách tay hay đến những chiếc máy ảnh full-frame chuyên nghiệp của Canon, Nikon đều được xây dựng trên cùng một nguyên tắc cơ bản. Khởi nguồn của nhiếp ảnh là một sơ đồ ghi nhận ánh sáng. Khi bạn nhìn thấy một cảnh vật nào đó tức là các nguồn sáng đó đang gửi đến mắt bạn một bản ghi phản chiếu ánh sáng từ vật thể.
Kỹ thuật phổ biến nhất để ghi nhận ánh sáng đó là việc thu nhận thông qua một ống kính được kết nối với vật liệu cảm quang và ghi nhận hình ảnh. Vật liệu hấp thụ ảnh sáng trước đây là phim mà sau này được thay thế bằng cảm biến điện tử trên các máy ảnh số. Dù là vật liệu gì thì việc ghi nhận ánh sáng đầu tiên được thực hiện bằng cách mở một màn trập ở đầu cảm quang. Bằng cách điều chỉnh màn trập mở bao nhiêu lâu (tốc độ màn trập), độ nhạy của cảm biến kỹ thuật số (ISO) và lượng ánh sáng được đi qua ống kính (khẩu độ) từ đó người chụp sẽ làm chủ được bức ảnh ghi nhận ở cảm biến.
Vì ánh sáng là thông tin duy nhất được máy ảnh thu thập do đó không gì là ngạc nhiên khi bạn thấy những bức ảnh đủ sáng sẽ đẹp hơn so với những bức ảnh chụp trong điều kiện ánh sáng yếu, phức tạp. Khi chụp ảnh thiếu sáng, hoặc là máy phải làm việc vất vả hơn để nhạy sáng với các nguồn sáng yếu (ISO cao hơn) hoặc ta phải chờ khoảng thời gian dài hơn để lượng sáng đi vào ống kính nhiều hơn (tốc độ màn trập chậm hơn). Những lúc đó đèn flash sẽ là “vị cứu tính” cho bạn. Nhưng bù lại bạn phải biết điều chỉnh cân bằng trắng nếu không các vật thể ở gần sẽ quá sáng do gần đèn còn các vật thể ở xa lại thiếu sáng hoặc nếu chụp chân dung chắc chắn sẽ bị hiệu ứng mắt đỏ quen thuộc từ khi bạn chụp ảnh với đèn flash trên điện thoại.
Cuối cùng, điều quan trọng nhất trong nhiếp ảnh là sự cân bằng. Nếu bạn muốn chất lượng hình ảnh luôn tốt nhất có thể, bạn sẽ cần các thiết bị chuyên nghiệp với giá cả đắt đỏ, thiết kế cồng kềnh. Nếu bạn cần một thiết bị di động cao bạn sẽ phải chấp nhận hài lòng với chất lượng hình ảnh mà thiết bị đó đem lại. Đó chính là lý do bạn nên đọc bài viết này để cân đối nhu cầu và lựa chọn cho mình một thiết bị phù hợp nhất.
ISO
Mức ISO được đặt trên cơ sở chuẩn hóa của Tổ chức tiêu chuẩn thế giới (International Organization for Standardization) và ISO không chỉ thể hiện độ nhạy sáng cho tất cả các máy ảnh chứ không riêng gì cảm biến. Ban đầu nó được gọi là “độ nhạy phim” vì nó là đại lượng để thể hiện mức độ hấp thụ ánh sáng trên phim và không thể thay đổi. Giờ đây với các máy ảnh kỹ thuật số, ISO đã dễ dàng thay đổi. ISO cao nghĩa là máy (cảm biến) sẽ dễ dàng tiếp nhận ánh sáng (nhạy sáng) và bức ảnh này sẽ sáng hơn (nếu giữ các thông số khác không đổi). Đương nhiên bạn sẽ phải hi sinh như chất lượng màu thay đổi đặc biệt là ảnh sẽ nhiễu hơn.
Chất lượng của cảm biến cùng bộ vi xử lý sẽ giúp giảm độ nhiễu khi tăng ISO để bức ảnh trở nên hoàn hảo hơn. Trong thử nghiệm của phóng viên, những thiết bị chuyên nghiệp như Canon 5D Mark III và Nikon D4 cho phép xử lý ISO 12.800 mà chất lượng ảnh tương đương với các thiết bị ở ISO 1000.
Khẩu độ
Khẩu độ tức là độ mở của ống kính cho ánh sáng (hình ảnh) đi vào phim hay cảm biến. Khẩu độ mở càng lớn thì lượng ánh sáng đi vào càng nhiều và ngược lại.
Tuy nhiên khẩu độ không phải tăng theo các bậc mà có các khẩu độ phổ biến là f/1.4 – 1.8 – 2.8 – 3.2 - … - 11 – 16 – 22… Con số trên càng lớn tức là khẩu độ càng nhỏ. Khẩu độ quyết định đến 2 yếu tốt là độ sáng của hình và độ sâu của ảnh. Như định nghĩa từ đầu thì khẩu độ là “cánh cửa” cho phép ánh sáng đi vào. Nếu cửa mở càng rộng thì ánh sáng đi vào càng nhiều và hình sẽ càng sáng hơn. Một yếu tố khác đó là độ sâu của ảnh. Khi khẩu độ đóng càng nhỏ thì ảnh sẽ có độ sâu hơn khi là khẩu độ mở lớn hơn. Nhiều bạn xem ảnh thường thắc mắc chụp ảnh sao cho “mờ mờ” hậu cảnh hay nhìn các mode teen lung linh hơn chính là nhờ vào độ sâu trường ảnh do khẩu độ quyết định. Bên cạnh đó nếu khéo léo sử dụng khẩu lớn ta còn tạo nên bokeh với hiệu ứng ánh sáng lung linh.
Tốc độ
Ở đây với người mới làm quen với nhiếp ảnh cần chú ý. Tốc độ máy ảnh ta nhắc đến không phải là khả năng chụp được bao nhiêu ảnh trong 1 giây mà là khoảng thời gian màn trập mở để ánh sáng đi vào cảm biến.
Như ví dụ ở trên, khi ta mở cánh cửa ra ở độ rộng nhất định (cố định khẩu độ) thì muốn ghi nhận hình ảnh ta phải cửa trên lại (màn trập đóng). Tốc độ ở đây là thời gian mở cánh cửa trên, mở càng lâu thì ánh sáng lọt vào càng nhiều. Tốc độ được tính bằng 1/giây với các tốc độ tiêu biểu: 1/8000s - 1/6400s - 1/5000s - ... - 1/125s - 1/60s - ... - 1s - 2s - ... nhưng trên máy sẽ chỉ hiển thị phần mẫu số. Tức là trên máy con số càng lớn thì tốc độ càng nhanh, lượng ánh sáng vào càng ít.
Tốc độ chụp cũng ảnh hưởng đến chất lượng bức ảnh. Cụ thể nếu tốc độ chụp càng chậm thì ảnh càng dễ bị rung. Trong điều kiện thiếu sáng ta thường chụp ở tốc độ chậm để ảnh sáng hơn nhưng ảnh sẽ dễ bị nhòe đặc biệt khi chụp vật thể di chuyển. Để khắc phục ta thường dùng chân giữ máy cố định, cố gắng cố định vật thể hoặc dùng đến các nguồn sáng ngoài. Ở tốc độ cao ta có thể bắt được các khoảnh khắc ấn tượng trong thể thao thậm chí là đường bay của viên đạn. Tuy nhiên khi chụp ở tốc độ chậm cũng mang lại những hiệu ứng nhất định ví dụ như ảnh chụp bánh xe đạp sẽ nhòe nhòe cho ta cảm giác bánh xe đang quay hay chụp phơi sáng với các nguồn sáng di chuyển, phơi sáng thác nước cho dòng nước chảy “mịn như một dải lụa”.
Mua máy ảnh Canon 550d ở đâu?
Mua bán máy ảnh Canon 550d tại MuaBanNhanh.com. Xem ngay: Canon 550D
Canon 550D Chọn mua máy ảnh, Thương hiệu máy ảnh
Các bài viết liên quan đến Canon 550D, Chọn mua máy ảnh, Thương hiệu máy ảnh
- 24/06/2017 Chọn mua máy ảnh kỹ thuật số chuyên nghiệp 2977
- 24/12/2016 Những cải tiến vượt bậc của Panasonic Lumix GF6 so với GF5 3800
- 26/12/2016 Ưu điểm nổi bật của máy ảnh Panasonic Lumix DMC-FZ40 4630
- 15/03/2016 Chụp ảnh chuyên nghiệp với máy ảnh Canon 11968
- 21/07/2015 Đánh giá máy ảnh Panasonic Lumix FZ1000 6451
- 21/07/2015 Cách chọn máy ảnh kỹ thuật số du lịch tốt nhất 5186
- 21/07/2015 Đánh giá máy ảnh Panasonic Lumix DMC-GM1 5145
- 21/07/2015 Đánh giá máy ảnh Panasonic Lumix DMC GX7 6060
- 21/07/2015 Đánh giá nhanh máy ảnh Olympus Pen E-PL7 4445