Đánh giá máy ảnh Sigma DP2 Quattro
Đánh giá máy ảnh Sigma DP2 Quattro, 43780, Hữu Lợi, Mua Bán Nhanh Máy Ảnh
, 16/12/2016 16:01:39Ưu điểm
- Thiết kế hữu hiệu
- Chất lượng hình ảnh tuyệt đẹp
- Hiệu suất nhanh
Nhược điểm
- Thiết kế kỳ lạ, chưa đẹp mắt
Sigma DP2 Quattro là chiếc máy ảnh được tung ra nhằm nối tiếp thành công của dòng DP Merrill trước đó. Và ngay từ khi ra mắt, DP2 Quattro đã mang đến cho người dùng những ấn tượng vô cùng độc đáo và khiến người người phải tròn mắt kinh ngạc bởi thiết kế vô cùng kỳ quái và không hề giống với bất cứ một chiếc máy ảnh nào. Vậy, chất lượng của DP2 Quattro ra sao? Bài đánh giá dưới đây sẽ giúp người dùng có cái nhìn chi tiết hơn về sản phẩm này.
Sigma DP2 Quattro: Thiết kế
Có thể nói hầu hết các mẫu máy ảnh hiện này nếu không đi theo xu hướng hiện đại, tinh tế thì đều quay về với xu hướng hoài cổ thanh lịch. Nhưng Sigma thì lại không như vậy. Sigma đã mang đến cho DP2 Quattro một thiết kế vô cùng khác biệt và mới lạ, một thiết kế vượt lên trên cả sự tưởng tượng của người dùng.
Phần thân máy được kéo dài ra, lên tới 161.4mm, dài hơn khá nhiều so với hầu hết những chiếc máy ảnh hiện nay. Điều đặc biệt là dù có chiều dài lớn nhưng máy lại khá hẹp khiến cho thiết kế càng tăng thêm phần độc đáo. Và một điểm đặc biệt nữa là phần báng cầm tay cảu máy thì được thiết kế quay về phía bên trong, ngược lại với thiết kế báng cầm tay thông thường, trông rất lạ mắt. Theo như Sigma thì thiết kế này giúp cho người dùng sử dụng ngón cái giữ chắc máy, đồng thời các ngón tay còn lại nắm trọn phần tay cầm nhằm làm cho máy được ổn định hơn trong mỗi lần chụp.
Trong quá trình thử nghiệm thực tế, chúng tôi cũng nhận thấy việc thiết kế thân máy dài ra nhằm mang cụm nguồn gồm các bo mạch và pin tránh xa ra khỏi cảm biến và bộ vi xử lý. Điều này giúp giảm thiểu tối đa hiện tượng nhiễu do nhiệt của cụm nguồn này sinh ra. Đây được coi là một thiết kế khá thông minh và đặc biêt.
Ngoài ra, máy còn được khoác trên mình một lớp sơn nhám cho cảm giác cầm khá thoải mái và chắc chắn. Cạnh trên của máy là hai bánh xe điều khiển cũng rất thuận tiện cho các thao tác nhanh cùng một nút “mode”, một nút nguồn và một chân đến để gắn phụ kiện.
Mặt sau của máy khá đơn giản với một màn hình TFT LCD kích thước 3.0 inch, độ phân giải 920.000 điểm ảnh cùng hệ thống các nút bấm đơn giản và được bố trí khá hợp lý. Nằm trên báng cầm tay là nút focus dùng để chuyển nhanh chế độ AF/MF. Chín điểm focus của DP2 Quattro được bố trí dàn trải trên hình vuông theo tỉ lệ vàng rất hữu dụng. Một điểm mới nữa của Sigma DP2 Quattro được tích hợp thêm đèn hỗ trợ lấy nét cho môi trường ánh sáng yếu, điều mà Sigma lẽ ra nên làm ít nhất là từ Merrill.
Mặt trước của máy là một ống kính đi kèm 30mm f/2.8. Đây là ống kính được đánh giá cao từ các đời DP trước. Bên cạnh đó, nó cũng là chiếc ống kính to nhất từ trước đến nay của dòng DP với đường kính filter lên tới 58mm. Ống kính được thiết kế mang đậm xu hướng của dòng Art, cho cái nhìn rất bắt mắt và hàm hố. Người dùng cũng nên nhớ răng, so với DP1 (fix 19mm) và DP3 (fix 50mm) thì ống kính này được đánh giá cao hơn và nó rất nổi tiếng về độ nét đến mức mà những người dùng DP2 có thể sẽ quên luôn khái niệm wide-open đối với nó.
Sigma DP2 Quattro: Cảm biến
Dòng cảm biến Foveon vốn là một trong những niềm tự hào của Sigma và nó cũng là điểm mấu chốt để níu giữ những người dùng chân thành với nó. Foveon được phát triển trên ý tưởng của film màu với ba lớp cảm biến RGB thu nhận ánh sáng và màu sắc riêng biệt và được Sigma gọi với cái tên: cảm biến trực tiếp. Với cảm biến Foveon thì thay vì việc mỗi pixel chỉ thu nhận một trong ba màu RGB như trên cảm biến Bayer thông thường thì với cảm biến Foveon, mỗi pixel sẽ thu nhận đầy đủ cả ba màu RGB. Chính vì vậy mà các bức ảnh của Foveon đều cho độ sắc nét cực cao và độ sâu màu cực tốt.
Tuy nhiên, ưu điểm của Foveon ngược lại cũng chính là khuyết điểm của nó bởi do mỗi pixel đều thu nhận tất tần tật ánh sáng, màu sắc thực nên dữ liệu mà nó thu về là cực kỳ lớn. Do đó, bộ xử lý luôn trong tình trạng quá tải và thời gian ghi ảnh vào thẻ nhớ luôn lâu đến mức khiến những người dùng khó tính phải bực bội. Bên cạnh đó, Sigma cũng gặp nhiều khó khăn khi muốn nâng độ phân giải của cảm biến lên.
Quattro được ra đời và mang theo hy vọng làm thế nào để giữ được những ưu điểm và hạn chế những khuyết điểm của cảm biến này. Và cảm biến mới đã được Sigma nghiên cứu và phát triển, tạo nên một bước đột phá trên nền foveon truyền thống. Sigma vẫn giữ cảm biến 3 lớp RGB nhưng độ phân giải thì thì có đôi chút thay đổi khi được phân theo tỉ lệ 1-1-4=RGB. Cụ thể là hai lớp dưới là Red và Green chỉ có nhiệm vụ nắm bắt thông tin màu sắc còn lớp Blue trên cùng sẽ giữ nhiệm vụ nắm bắt thông tin ánh sáng và màu sắc đồng thời quyết định luôn độ phân giải. Cách sắp xếp này cho phép nâng độ phân giải của cảm biến lên 30%, cải thiện được đáng kể tốc độ xử lý, tốc độ ghi thẻ và giúp tăng khả năng khử nhiễu của máy. Và thực tế cũng cho thấy thời gian xử lý và lưu vào thẻ nhớ của máy đã được cải thiện đáng kể, trung bình mất khoảng 5-6s, vượt xa so với khoảng 12s của Merrill.
Kết luận
Trên đây là một số đánh giá nhanh về chiếc máy ảnh vô cùng độc đáo Sigma DP2 Quattro. Quả thực, không thể phủ nhận chất lượng hình ảnh vô cùng tuyệt vời mà máy mang lại, nhưng với một thiết kế lạ nhưng chưa đẹp như vậy, DP2 Quattro có lẽ sẽ không phải là sự lựa chọn của đa số người dùng.
Xem thêm đánh giá máy ảnh: https://muabannhanhmayanh.com/danh-gia-may-anh.html
Chọn mua máy ảnh củ, mới, giá rẻ tại: https://muabannhanh.com/tag/may-anh
Đánh giá máy ảnh Sigma DP2 Quattro Đánh giá máy ảnh, Thương hiệu máy ảnh, Máy ảnh Sigma
Các bài viết liên quan đến Đánh giá máy ảnh Sigma DP2 Quattro, Đánh giá máy ảnh, Thương hiệu máy ảnh, Máy ảnh Sigma
- 24/12/2016 Những cải tiến vượt bậc của Panasonic Lumix GF6 so với GF5 4009
- 26/12/2016 Ưu điểm nổi bật của máy ảnh Panasonic Lumix DMC-FZ40 4839
- 15/03/2016 Chụp ảnh chuyên nghiệp với máy ảnh Canon 12123
- 17/10/2015 Nên mua máy ảnh Sony hay Canon 39534
- 21/07/2015 Cách chọn máy ảnh kỹ thuật số du lịch tốt nhất 5277
- 21/07/2015 Đánh giá nhanh máy ảnh Olympus Pen E-PL7 4505
- 21/07/2015 Đánh giá máy ảnh Sony Alpha A5100 4370
- 21/07/2015 Đánh giá máy ảnh Fujifijm X30 3891
- 21/07/2015 Kinh nghiệm "chuẩn" khi chọn mua DSLR 2596