Kinh nghiệm chọn mua DSLR cũ cho "lính mới"
Kinh nghiệm chọn mua DSLR cũ cho "lính mới", 43774, Hữu Lợi, Mua Bán Nhanh Máy Ảnh
, 16/12/2016 15:59:17Đối với phần đông người đam mê công nghệ thì một chiếc DSLR luôn là niềm mơ ước, tuy nhiên không phải ai cũng có đủ điều kiện để sở hữu một chiếc máy như ý muốn vì giá DSLR hiện tại vẫn còn ở mức cao so với thu nhập trung bình của người dân Việt Nam. Và chọn mua một chiếc máy ảnh DSLR hàng cũ là một lựa chọn khôn ngoan và ngay cả dân chơi ảnh cũng khuyến khích dùng hàng cũ để tiết kiệm chi phí.
Dưới đây sẽ là những kinh nghiệm mua máy ảnh DSLR cũ được tổng hợp từ nhiều nguồn.
1. Số shots
Với máy ảnh DSLR, số shots là yếu tố quyết định nhiều nhất đến giá trị của chiếc máy. Và khi đăng tin rao bán máy, bao giờ người bán cũng đính kèm số shots hiện tại của máy. Tuy nhiên số shots hoàn toàn có thể reset về 0 được, trước chỉ có ở máy Canon thì nay cũng đã rộ lên tin đồn ngay cả máy ảnh Nikon cũng có thể bị reset số shots. Tuổi thọ của màn trập máy ảnh DSLR phổ thông thường dao động trong khoảng từ 100.000 đến 150.000 shots (trên lý thuyết) áp dụng cho các máy phổ thông và bán chuyên. Còn các máy ảnh chuyên nghiệp như Canon 1D mark IV, Nikon D3 thường có tuổi thọ khoảng 400.000 shots (lý thuyết). Con số này có thể cao hơn hoặc ít hơn tùy thuộc vào điều kiện bảo quản và sử dụng của từng người. Lời khuyên cho bạn là nên mua những máy có số shots dưới 30.000 đối với máy ảnh phổ thông.
Để check số shots có thể dùng các phần mềm từ các hãng thứ ba, như EOSInfo cho máy Canon. Ngoài ra, các phần mềm đọc ảnh EXIF với các thông số siêu dữ liệu kèm ảnh cũng có thể cho biết số lần cửa trập đã sử dụng.
Số shots ít cũng đảm bảo một điều rằng sensor (cảm biến) của chiếc máy còn mới và tốt. Theo năm tháng, sensor sẽ kém dần đi về cảm nhận ánh sáng, màu sắc, thậm chí bị một số bệnh như dead pixel. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp chủ cũ bảo quản không cẩn thận hoặc là máy reset shots nên dù số shots rất thấp nhưng trông máy đã rất xấu. Vì thế cần xem xét đến ngoại hình của máy nữa.
2. Ngoại hình
Ngoại hình đẹp chứng tỏ máy được giữ gìn và bảo quản tốt, có những máy số shots đã vượt quá cột mốc 100.000 nhưng ngoại hình vẫn còn rất đẹp. Với Nikon thì có một bệnh cố hữu với các dòng máy cũ là bong lớp cao su bọc ngoài do lớp keo dán không tốt, bệnh này có xảy ra cả với máy ảnh Canon nhưng ít hơn. Canon thì lại có phần cao su che các cổng kết nối nhanh bị lão hóa và đứt gãy sau 1 thời gian dài sử dụng.
Tiếp đến là kiểm tra toàn bộ các nút bấm và bánh răng xem có trục trặc gì trong quá trình sủ dụng không. Một số bánh răng bị trờn lẫy hoặc kẹt cứng rất khó quay nên hãy xoay đi xoay lại nhiều lần để kiểm tra thật kỹ. Thử các nút bấm xem độ phản hồi còn tốt hay không, đặc biệt là nút chụp, một số bị quá cứng hoặc quá nhạy có thể khiến bạn chụp 1 nhưng lại thành 2 tấm hình.
3. Các thành phần bên trong
Đầu tiên hãy gỡ miếng eye piece (miếng cao su ở trước ống ngắm) để kiểm tra hai con ốc phía dưới đã có dấu hiệu mở hay chưa. Nếu chưa thì chứng tỏ máy chưa qua sửa chữa và có thể tin tưởng được, hãy dò hỏi thêm người bán để thêm phần chắc chắn với vấn đề này.
Kế tiếp là ngó vào bên trong viewfinder (ống ngắm) và nhìn kỹ bên trong xem có bụi bẩn hay vết nứt vỡ nào không, nếu có vết nứt vỡ thì chứng tỏ máy đã từng bị va đập trong quá trình sử dụng trước đó. Phần tiếp theo mà bạn cần phải để ý đến là Hot Shoe - khu vực gắn flash mà máy nào cũng có. Nếu máy dùng nhiều với đèn flash thì khu vực này sẽ bị trầy xước và bong tróc nhiều.
Tiếp đến hãy ngó xuống ngàm gắn ống kính, màn trập và gương lật, dùng tay lật nhẹ gương lật lên và soi xem cảm biến có vấn đề gì như bụi hay mốc không. Chụp thử 1 tấm ảnh với nền đen kịt bằng cách không lắp lens, bịt chặt ngàm ống kính và đưa lên màn hình máy tính xem các điểm chết màu đỏ hoặc màu xanh, nếu có khoảng 2 3 điểm thì vẫn ổn còn nếu nhiều quá thì có lẽ bạn nên dừng việc khám chiếc máy này lại.
4. Màn hình, phụ kiện và bảo hành
Màn hình là nơi bạn nhìn vào nhiều nhất chỉ sau viewfinder, vì thế hãy kiểm tra nó thật kỹ, thường thì màn hình máy ảnh rất ít khi hỏng hay mắc bệnh, chỉ cần kiểm tra xem nó có vết bầm hay điểm chết hay không. Máy nào có cảm ứng thì kiểm tra luôn cả cảm ứng bằng các thao tác vuốt và chạm khắp màn hình.
Cuối cùng cúi xuống phần đế và xem số series sản xuất của máy, với máy Canon thì số Series hay bị mờ đi nếu hay dùng với grip hoặc tripod nhiều lần, Nikon thì không. Hãy hỏi người bán về phụ kiện đi kèm, nếu ít hơn hoặc không đúng miêu tả, hãy yêu cầu họ giảm giá cho đúng giá trị thực.
5. Lời khuyên cho bạn
Như mua mọi món đồ cũ khác, hãy mua bán tại nhà người bán hoặc ít nhất biết rõ địa chỉ nhà. Tuyệt đối không mua và test máy ở ngoài quán nước hay ngoài đường. Để quá trình kiểm tra diễn ra chính xác và thuận tiện thì hãy cố gắng test trong điều kiện đầy đủ ánh sáng trong việc chọn mua máy ảnh. Và cho dù bạn có test tại chỗ kỹ đến mấy thì cũng vẫn bỏ sót một vài chỗ hoặc những lỗi không test tại chỗ được, nếu máy chất lượng tốt, người bán sẽ không ngại ngần cho phép bạn xin bao test vài ba hôm hay thậm chí 1 tuần vì thế hãy mạnh dạn đề nghị vì lợi ích của chính bạn.
Mua bán máy ảnh tại MuaBanNhanh.com - Xem ngay: Mua bán máy ảnh
Kinh nghiệm chọn mua DSLR cũ cho "lính mới" Chọn mua máy ảnh, Dòng máy ảnh, Máy ảnh DSLR
Các bài viết liên quan đến Kinh nghiệm chọn mua DSLR cũ cho "lính mới", Chọn mua máy ảnh, Dòng máy ảnh, Máy ảnh DSLR
- 24/06/2017 Chọn mua máy ảnh kỹ thuật số chuyên nghiệp 2994
- 24/12/2016 Những cải tiến vượt bậc của Panasonic Lumix GF6 so với GF5 3824
- 26/12/2016 Ưu điểm nổi bật của máy ảnh Panasonic Lumix DMC-FZ40 4651
- 15/03/2016 Chụp ảnh chuyên nghiệp với máy ảnh Canon 11983
- 21/07/2015 Cách chọn máy ảnh kỹ thuật số du lịch tốt nhất 5198
- 21/07/2015 Kinh nghiệm "chuẩn" khi chọn mua DSLR 2535
- 21/07/2015 Giá đầu tư DSLR cho ảnh đẹp ? 1987
- 21/07/2015 Mua máy ảnh nhỏ gọn không gương lật nào bây giờ? 3094
- 21/07/2015 Mua máy ảnh DSLR nào bây giờ? 3109