Lens máy ảnh
Lens máy ảnh, 43875, Tiên Tiên, Mua Bán Nhanh Máy Ảnh
, 16/12/2016 15:55:59Ống kính máy ảnh: Những điều cần biết và cách phân loại
- Phân loại theo tiêu cự ống kính
Tiêu cự của ống kính được định nghĩa là khoảng cách tính từ tâm ống kính (trung điểm đoạn thẳng nối hai tâm đường tròn thấu kính trước và sau) tới cảm biến của máy.
Tuy nhiên định nghĩa này không mang giá trị gì mấy đối với người sử dụng, nên có thể hiểu một cách đơn giản là tiêu cự thể hiện góc nhìn và độ bao phủ diện tích khung hình chụp. Cụ thể: tiêu cự càng ngắn thì góc nhìn càng rộng, càng thu được nhiều chi tiết cảnh vật vào trong khung hình và ngược lại, tiêu cự càng dài góc nhìn sẽ càng hẹp.
- Phân loại ống kính theo tiêu cự bao gồm 3 loại ống kính:
- Ống kính góc rộng (wide lens): ống kính có tiêu cự ngắn (nhỏ hơn 35mm), cho góc nhìn rộng, thường sử dụng để chụp phong cảnh.
- Ống kính tầm trung (normal lens): ống kính cho góc nhìn trung bình (từ 35 – 70mm).
- Ống kính tầm xa (tele lens): ống kính tiêu cự dài (hơn 70mm), cho góc nhìn hẹp nhưng có khả năng “kéo vật lại gần” hơn so với khoảng cách thực (tương tự ống nhòm).
Trong cùng một khung hình, tiêu cự khác nhau dẫn đến sự thay đổi về tỉ lệ giữa các vật thể cũng như phối cảnh phía sau chủ thể.
- Phân loại theo thông số ghi trên ống kính
Trên thân ống kính bao giờ cũng có các thông số liên quan tới độ mở và tiêu cự của ống kính (độ mở là gì, tác dụng của chúng ra sao sẽ được nói tới trong các phần tiếp theo sau). Theo đó, có thể phân chia ống kính ra làm 3 loại khác nhau:
- Ống kính một tiêu cự (prime lens/ fixed lens): thường gọi là “ống kính zoom chân” do tiêu cự không thay đổi được, và vì thế khi muốn thay đổi góc nhìn hoặc tỉ lệ chủ thể trong ảnh, người chụp buộc phải di chuyển cùng với máy. Do tiêu cự không thay đổi được, nghĩa là khoảng cách giữa hai thấu kính trước – sau được giữ cố định nên prime lens cho chất lượng hình ảnh rất sắc nét, đặc biệt thường có độ mở lớn.
- Ống kính dải tiêu cự đa khẩu độ: là ống kính dạng “zoom”, có khả năng thay đổi tiêu cự trong một dải cố định hai đầu bằng cách xoay hoặc đẩy lens. Khi thay đổi tiêu cự trong dải này, độ mở ống kính cũng tự động thay đổi theo.
Ống kính dải tiêu cự khẩu độ cố định: tương tự ống kính dải tiêu cự đa khẩu độ, nhưng khẩu độ không bị thay đổi tự động theo tiêu cự ống kính.
- Ống kính trên máy ảnh du lịch
Tuy không thể tháo rời và thay thế, nhưng ống kính trên máy ảnh du lịch cũng có thể phân chia theo các cách trên. Thông thường, chúng là ống kính dải tiêu cự đa khẩu độ. Một số máy du lịch có khả năng “zoom” rất xa (10x, 15x, 24x, 36x). Trong khi một số khác lại có khả năng chụp góc cực rộng (24mm), tương đương ống kính góc rộng. Tuy nhiên, đường kính ống kính nhỏ, cấu tạo ống kính đơn giản và giá trị độ mở nhỏ là những điểm yếu khiến chất lượng hình ảnh trên máy du lịch khó có thể đẹp được
- Cách đọc thông số ghi trên ống kính
Lấy ví dụ với ống kính kit phổ biến của máy ảnh ống kính rời Nikon là (VR) AF-S Nikkor 18-55mm 1:3.5-5.6 G:
VR: cho biết ống kính này được tích hợp tính năng chống rung (Vibration Reduction).
AF-S: hệ ống kính có motor lấy nét tự động (Auto Focus – AF) tiên tiến nhất của Nikon, cho tốc độ lấy nét nhanh và êm ái (Silent – S).
G: công nghệ thấu kính tiên tiến của Nikon.
Nikkor: ống kính dành cho thân máy Nikon.
18-55mm: dải tiêu cự thay đổi được của ống kính, từ góc nhìn rộng nhất (18mm) cho tới hẹp nhất (55mm) khi zoom. Có thể thấy ống kính này được xếp vào loại tiêu cự “bắc cầu” từ góc rộng tới tầm trung theo cách phân loại ở trên.
1:3.5-5.6: giá trị độ mở của ống kính. Ở tiêu cự ngắn nhất (18mm) ống kính có thể đạt được tới độ mở tối đa là f/3.5, và ở tiêu cự dài nhất (55mm) độ mở tối đa mà ống kính có thể đạt được chỉ là f/5.6.
Một điểm cần lưu ý ở đây rằng, vì các con số 3.5 hay 5.6 này thực chất đều là mẫu số trong phân số có tử số cố định bằng 1, nên con số này càng cao thì giá trị độ mở lại càng nhỏ (tỉ lệ nghịch). Ví dụ 1:2.8 (hay f/2.8) sẽ thể hiện độ mở lớn hơn 1:8 (hay f/8).
Một ví dụ nữa với ống kính “ngon - bổ - rẻ” của Canon: EF 50mm 1:1.8 II.
EF: hệ ống kính có thể lấy nét tự động hoặc lấy nét bằng tay (Manual Focus) tùy ý muốn người sử dụng.
50mm: tiêu cự của ống kính. Do chỉ có 1 giá trị (khác với ống kính 18-55mm ở trên) nên đây là dạng ống kính một tiêu cự (prime lens) như cách chia ở trên. Đây cũng là ống kính có tiêu cự nằm trong khoảng tầm trung (normal lens).
1:1.8: giá trị độ mở tối đa của ống kính. Do tiêu cự không thay đổi được nên độ mở ống kính cũng có thể giữ cố định, tùy thuộc vào ý muốn người sử dụng.
- Một số ký hiệu thường gặp trên ống kính máy ảnh và ý nghĩa của chúng
- VR (ống kính Nikon), IS (ống kính Canon), OSS (ống kính Sony), OS (ống kính Sigma): đều mang ý nghĩa rằng ống kính này được tích hợp tính năng chống rung quang. Bằng cách xê dịch các thấu kính bên trong ống kính, tính năng này sẽ triệt tiêu hiện tượng rung/nhòe hình trong quá trình chụp.
- Mark I, II, III,…: thế hệ thứ 1, 2, 3,… của loại ống kính này.
- USM (ống kính Canon), SWM (ống kính Nikon): ống kính lấy nét tự động tốc độ cao và không gây tiếng ồn. USM là viết tắt của Ultrasonic Motor, SWM là viết tắt của Silent Wave Motor.
- Macro: ký hiệu bằng hình một bông hoa (xem ống kính Canon EF 50mm 1:1.8 II ở trên), cho biết ống kính có khả năng chụp Macro (siêu cận cảnh), lấy nét ở khoảng cách rất gần so với thông thường.
- G, D, N, L: thể hiện mức độ hiện đại của kỹ thuật chế tạo ống kính. Trong đó N (Nano) và L (Luxury) là hai dòng ống kính đẳng cấp cao nhất của Nikon và Canon.
Mẹo chọn mua ống kính máy ảnh
Ống kính là thành phần quan trọng đối với máy ảnh DSLR, đây được xem như con mắt của chiếc máy ảnh. Ống kính máy ảnh sẽ quyết định cách chụp và chất lượng của bức ảnh được chụp. Để giúp người mua có thể chọn lựa ống kính máy ảnh một cách dễ dàng hơn thì khi mua ống kính người mua cần phải quan tâm đến các vấn đề sau đây.
- Tiêu cự ống kính
Chọn tiêu cự ống kính phù hợp với mục đích sử dụng. Ống kính có tiêu cự càng nhỏ thể hiện ống kính đó là loại góc rộng (hình ảnh thu về nhiều hơn) và ngược lại.
Ống kính zoom tổng hợp: có tiêu cự nằm trong khoảng 18 – 70mm, người chụp có thể thay đổi tiêu cự cho phù hợp với mục đích chụp. Đây là loại ống kính thường đi chung với máy ảnh (lens kit – ống kính theo máy ảnh) và được nhiều người lựa chọn nhất, đặc biệt là đối với những người mới tập sử dụng máy ảnh DSLR. Với loại ống kính này người chụp có thể chụp phong cảnh, chân dung, đường phố,…
Ống kính chụp macro (chụp đặc tả): đây là loại ống kính chỉ có một tiêu cự, tiêu cự lý tưởng nhất cho việc chụp macro vào khoảng 85 – 105mm. Ống kính macro có thể giúp người chụp ghi lại bức ảnh với tỉ lệ 1:1 (kích thước vật thể in trên cảm quang bằng đúng kích thước thật). Loại ống kính này thường được dùng để chụp chân dung và những vật có kích thước nhỏ như: hoa, lá, trang sức, thức ăn…
Ống kính tele: loại ống kính này có tiêu cự trong khoảng 70 – 200mm, ống kính tele giúp chụp những vật ở khoảng cách rất xa và giúp lấy nét vật thể tốt hơn. Ống kính tele thường được sử dụng trong chụp ảnh chân dung hay thời trang vì ít bị méo hình và tăng độ tập trung vào chủ thể với khả năng xóa phông.
- Khẩu độ
Khẩu độ là chỉ số thể hiện lượng ánh sáng tối đa mà ống kính có thể thu được. Khẩu độ càng lớn thì máy ảnh càng thu được nhiều ánh sáng. VD: khi so sánh ống kính có khẩu độ f/2 và ống kính có khẩu độ f/3.5, có thể thấy ống kính có khẩu độ f/2 cho chất lượng bức ảnh sáng hơn trong điều kiện thiếu ánh sáng.
Hiện nay trên thị trường mua bán TP.HCM có 2 loại, loại có khẩu độ cố định và loại có khẩu độ động. Loại có khẩu độ cố định như f/2.8, f/2, f/1.8 thường được khuyên dùng nhiều hơn vì khả năng chụp trong điều kiện nguồn sáng yếu, không có đèn flash và khả năng xóa phong khi chụp ảnh chân dung.
- Lấy nét tự động AF và lấy nét tay Manual
Hầu hết các ống kính máy ảnh DSLR hiện nay đều có 2 chế độ lấy nét tự động và lấy nét bằng tay. Người mua nên kiểm tra để đảm bảo khả năng lấy nét tự động hoạt động tốt. Ngoài ra người mua cần phải chú ý đến khả năng hỗ trợ của ống kính đối với máy ảnh của mình, vì một số ống kính máy ảnh của nhà sản xuất thứ 3 chỉ cho phép lấy nét bằng tay mà không hỗ trợ khả năng lấy nét tự động.
- Tính năng chống rung
Nếu đang sử dụng một chiếc máy ảnh DSLR của Canon, Nikon, Panasonic thì người chụp cần một ống kính có khả năng chống rung. Các nhà sản xuất này đã sử dụng công nghệ ổn định quang học bằng cách tích hợp vào ống kính máy ảnh. Còn đối với các nhà sản xuất khác như Olympus, Pentax thì khả năng chống rung được tích hợp vào trong chiếc máy ảnh do đó không phụ thuộc vào loại ống kính gắn trên máy ảnh.
Tuy các loại ống kính Canon và ống kinh Nikon với khả năng chống rung có giá khá đắt nhưng với những gì loại ống kính đó mang lại rất xứng đáng.
- Ngàm ống kính
Ống kính vào máy ảnh được gắn kết với nhau thông qua một ngàm khóa tương thích. Mỗi nhà sản xuất sẽ có một ngàm gắn cụ thể. Chính vì vậy khi mua ống kính người mua cần phải lựa chọn ống kính có ngàm phụ hợp với máy ảnh của mình. Vd: máy Canon có ngàm EF/EF-S, máy Nikon có ngàm F-mount vì vậy không thể gắn ống kính của Canon vào máy ảnh Nikon được.
Tuy nhiên để giải quyết cho vấn đề này, người sử dụng có thể mua thêm ngàm chuyển đổi ống kính máy ảnh. Ngàm chuyển đổi ống kính sẽ giúp người sử dụng có thể dùng nhiều loại ống kính máy ảnh có ngàm khác nhau.
- Thương hiệu ống kính
Máy ảnh và ống kính của cùng một nhà sản xuất lúc nào cũng sẽ mang lại chất lượng hình ảnh và hiệu suất cao nhất. Tuy nhiên người sử dụng có thể lựa chọn ống kính của các nhà sản xuất như Sigma, Tamron. Hai nhà sản xuất này có các loại ống kính dành cho máy Nikon, Canon và Sony với chất lượng tương đối tốt và giá rẻ hơn so với các loại ống kính của Nikon và Canon. Bên cạnh đó, người sử dụng cũng có thể mua ống kính máy ảnh cũ của các nhà sản xuất lớn để tiết kiệm chi phí.
Để có thêm thông tin, người mua có thể liên hệ các cửa hàng bán đồ điện tử chuyên về máy ảnh DSLR, phụ kiện máy ảnh và bạn nên đến tận nơi để xem xét kĩ càng sản phẩm cũng như thương lượng giá cả.
Mua lens máy ảnh ở đâu?
Mua bán lens máy ảnh tại MuaBanNhanh.com. Xem ngay: Lens máy ảnh
Lens máy ảnh Chọn mua máy ảnh, Phụ kiện máy ảnh, Lens máy ảnh
Các bài viết liên quan đến Lens máy ảnh, Chọn mua máy ảnh, Phụ kiện máy ảnh, Lens máy ảnh
- 24/06/2017 Chọn mua máy ảnh kỹ thuật số chuyên nghiệp 3101
- 24/12/2016 Những cải tiến vượt bậc của Panasonic Lumix GF6 so với GF5 4009
- 15/03/2016 Chụp ảnh chuyên nghiệp với máy ảnh Canon 12123
- 27/08/2015 Sửa chữa máy ảnh 17292
- 09/09/2015 Kỹ thuật chụp ảnh chân dung bằng máy ảnh Canon 60D 23750
- 20/08/2015 Balo máy ảnh 5695
- 21/07/2015 Điều chỉnh lượng sáng đèn flash để chụp đối tượng 4171
- 21/07/2015 Thủ thuật chụp với ống kính fisheye 4315
- 21/07/2015 Các tư thế cầm máy ảnh ống kính tele 4157
- 22/07/2015 Chụp Khoảnh Khắc Bồ Công Anh Bay Ra bằng Ống Kính Macro 5826