Mua máy ảnh DSLR nào bây giờ?
Mua máy ảnh DSLR nào bây giờ?, 43767, Hữu Lợi, Mua Bán Nhanh Máy Ảnh
, 16/12/2016 15:57:02Tìm hiểu nhanh DSLR là gì?
Máy ảnh DSLR - viết tắt cụm từ "digital single lens reflex" - mọi người vẫn dịch là "máy ảnh kỹ thuật số ống kính phản xạ đơn". Dòng máy này có thể tháo rời ống kính và thay đổi ống kính. Bạn có thể sử dụng một ống kích có dải tiêu cự từ góc rộng đến siêu tele, hoặc có thể đầu tư nhiều ống kính có tiêu cự khác nhau để sử dụng theo mục đích khác nhau.
Ống kính
Việc bạn có thể thay thế sử dụng nhiều ống kính hoán đổi giúp bạn kiểm soát và sáng tạo được nhiều hơn hình ảnh thu nhận được. Chất lượng của ống kính quyết định chất lượng của hình ảnh được tạo ra, cho nên ống kính là yếu tố quan trọng nhất trong việc xử lý hình ảnh. Về cơ bản, có 4 nhóm ống kính:
Ống kính tiêu chuẩn - standard- Ống kính góc rộng - wide angle
- Ống kính tiêu cự dài - telephoto
- Ống kính đa tiêu cự - zoom
Phân biệt nhanh ngàm ống kính
Máy ảnh DSLR là từ chung định danh dòng sản phẩm. Mỗi hãng sản xuất có hệ thống ống kính tương thích riêng với ngàm máy ảnh của họ. Vì vậy, phân biệt nhanh ngàm ống kính là phân biệt được mỗi thương hiệu máy ảnh DSLR. Chúng ta tập trung vào 4 ngàm của 4 thương hiệu máy ảnh sau:
- Ngàm EF / EF-S cho Canon (Electro-Focus)
- Ngàm F-mount cho Nikon
- Ngàm K-mount cho Pentax
- Ngàm A-mount cho Sony
Cảm biến ảnh
Từ thuở đầu của nhiếp ảnh, máy ảnh lưu hình ảnh trên tấm kính hoặc tấm phim. Ngày nay, máy ảnh số tái tạo hình ảnh trên tấm cảm biến hình ảnh. Các tấm cảm biến được tạo thành từ hàng triệu photodiode cảm nhận ánh sáng được thiết kế thành một tấm lưới. Mỗi photodiode ghi lại một điểm nhỏ của hình ảnh và tất cả chúng tạo thành bức ảnh. Hiện có hai loại cảm biến ảnh CCD và CMOS, về cơ bản chúng hoạt động như nhau. Kích thước của cảm biến quan trọng hơn số lượng điểm ảnh trên cảm biến. Ở đây, chúng ta quan tâm đến Full-Frame và APS-C thôi.
- Full frame: Không kể loại "medium format", bộ cảm biến kích thước lớn nhất thường được gọi là "full frame" và có kích thước bằng tấm phim 35mm (24x36mm).
- APS-C: Nhiều máy DSLR dùng bộ cảm biến nhỏ hơn, thường được gọi là APS-C - 22x15mm hoặc tương đương khoảng 40% diện tích của bộ cảm biến full frame.
- Four Thirds System chỉ bằng 26% bộ cảm biến full frame.
- APS-H như của EOS 1D Mark III bằng 61% full frame.
- Foveon X3 của Sigma có kích thước bằng 33% full frame.
- Một máy bỏ túi hay điện thoại có kích thước cảm biến ảnh là 1/2.5" thì diẹn tích chỉ bằng 3% full frame.
Những chiếc DSLR tốt - thuộc dòng "dành cho người bắt đầu"
Nikon D3300
Nếu muốn có một chiếc DSLR tốt mà không phải bỏ ra một khoản tiền khá lớn, thì Nikon D3300, thuộc dòng dành cho người bắt đầu, là chiếc hợp lý được chọn. Nó có cảm biến ảnh 24MP vượt trội so với chiếc tiền nhiệm D3200, loại bỏ bộ lọc AA trước cảm biến, giúp độ sắc nét, chi tiết ảnh tốt hơn.
- Giống như D3200, nhưng cảm biến ảnh APS-C 24.2MP loại bỏ filter AA giúp tái tạo ảnh sắc nét và chi tiết tốt hơn. (OLPF)
- Bộ xử lý ảnh EXPEED 4
- Tốc độ chụp liên tục 5fps
- 11 điểm lấy nét AF
- Quay video Full HD
Ống kính Kit AF-S DX NIKKOR 18–55mm f/3.5–5.6G VR II
Canon EOS 1200D
Canon EOS 1200D là chiếc máy thay thế rất tốt cho chiếc 1100D là chiếc máy gần 4 tuổi thuyết phục người dùng bắt đầu ở thị trường DSLR. Nếu bạn thích chiếc máy DSLR có chất lượng và giá vừa phải để bắt đầu thú chụp choẹt thì giống như Nikon D3300, chiếc Canon 1200D không có khác biệt lớn về hiệu năng, giá cả và chất lượng hình ảnh. Cảm biến có 18MP kém hơn Nikon D3300 một chút, nhưng đó không phải là điều quan trọng cho việc chọn lựa.
- Cảm biến APS-C CMOS 18MP
- Bộ xử lý ảnh DIGIC4
- Quay video Full HD 1080p
- Tốc độ màn trập cao nhất 1/4000s
- Lấy nét AF 9 điểm
- Ống kính Kit EF-S 18-55mm f/3.5-5.6 IS II
Chiếc DSLR tốt thuộc dòng nhỏ gọn nhất
Canon EOS 100D (Canon EOS SL1)
EOS 100D là một trong những thân máy nhỏ và nhẹ nhất trong dòng máy ảnh ống kính rời APS-C DSLR. Nó có điểm ưu là hệ thống Hybrid CMOS AF II tiên tiến cho khả năng lấy nét tự động tiện lợi với tốc độ nhanh ở chế độ ngắm trực tiếp và Quay phim. EOS 100D còn được trang bị màn hình LCD cảm ứng điện dung và tính năng chạm để chụp.
- Bộ xử lý DIGIC 5
- Cảm biến CMOS 22.3 x 14.9mm
- Ống kính EF-S18-55mm f/3,5-5,6 IS STM
- Màn hình TFT LCD 3.0" 1,04 triệu điểm ảnh
- Quay phim Full HD (1920 x 1080, 24 fps) định dạng MOV
- ISO: Auto/ 100 - 6400 có thể mở rộng tới ISO 25600
- Hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ SD, SDHC, SDXC
- Lấy nét tự động: với 9 điểm lấy nét
- Lấy nét bằng tay
Chiếc DSLR APS-C dòng trung tốt
Canon EOS 70D
Được trang bị công nghệ Dual Pixel CMOS AF là công nghệ cảm biến lấy nét lệch pha, vì thế chiếc máy ảnh này có thể lấy nét tốc độ cao khi bạn chụp hình bằng màn hình LCD ngắm trực tiếp và quay phim.
- Cảm biến hình ảnh CMOS APS-C - Độ phân giải 20.2 megapixels
- Bộ xử lý máy ảnh DIGIC 5+
- Số điểm lấy nét 19 AF
- Công nghệ lấy nét Dual Pixel CMOS AF
- Bộ xử lí hình ảnh DIGIC 5+ và bộ cảm biến CMOS APS-C 20.2M
- 19 điểm lấy nét loại cross-type & Tốc độ chụp hình liên tiếp 7,0 fps
Chiếc DSLR Full-Frame dòng trung tốt
Nikon D610 body
Đây là chiếc máy thay thế chiếc D600 có một số lỗi. Những điểm đáng chú ý nơi chiếc máy này là Cảm biến 24,3 megapixel full-frame (FX) CMOS và EXPEED, hệ thống AF sử dụng 39 điểm AF riêng biệt. Tốc độ xử lý của D610 rất nhanh, quay video Full-HD... phù hợp với những ai có nhu cầu chụp ảnh với cường độ khá cao, cần tốc độ xử lý nhanh, chất lượng ảnh tốt và đầy đủ những tính năng của một máy ảnh chuyên nghiệp.
- Cảm biến định dạng CMOS 24.3MP FX
- Bộ xử lý hình ảnh EXPEED 3
- 39 điểm lấy nét AF
- Màn hình LCD 3,2 "921k-Dot
- Quay phim full HD 1080p thời gian 30 fps
Chiếc DSLR APS-C có thông số kỹ thuật chuyên nghiệp tốt
Canon EOS 7D Mark II
Đây là chiếc máy ảnh Canon ưu ái cho dòng APS-C của họ. Điểm ưu phải nói ngay là hệ thống lấy nét 65 điểm AF "cross-type", lấy nét rất nhanh mà mình chưa thấy ở chiếc nào cùng dòng, chụp liên tục 10 ảnh/giây (phiên bản trước là 7D được 8 ảnh/giây), cảm biến có độ phân giải 20MP. Chất lượng hình ảnh từ 7D MkII rất tốt, tích hợp GPS, (Wi-fi optical) và quay video 4K.
- Cảm biến hình ảnh: Cảm biến APS-C CMOS 20.2 megapixel
- Bộ xử lý hình ảnh: Dual DIGIC 6
- Tốc độ ISO: 100-16.000 (mở rộng 51.200)
- Tốc độ chụp liên tiếp: 10 khung hình mỗi giây
- Chất lượng hình ảnh tối đa quay video: Full HD 60p
- AF: 65 điểm toàn cross-type
- LCD: 3” LCD/1.040.000 điểm ảnh
Chiếc DSLR Full-Frame có độ phân giải ảnh cao tốt
Nikon D810
Nikon với chiếc D810 dành cho những ai có nhu cầu cần chiếc máy có độ phân giải cao. Trước đây D800 có độ phân giải là 36MP ra đời năm 2012, hai năm sau đó với chiếc D810 vẫn là 36MP nhưng có nâng cấp tinh chình hiệu suất và chất lượng hình ảnh cao hơn. Hệ thống lấy nét AF là 51 điểm, quay video Full-HD 60fps với chuẩn H.264.
.
- Cảm biến Full-frame 36.3MP
- BXL hình Expeed 4
- ISO 64-12800
- 51 điểm lấy nét
- Màn hình LCD 3"2 độ phân giải 1229k
- Chụp liên tiếp 5fps
- Quay phim Full-HD ở 60p
- Chuẩn MPEG-4, nén H.264
Chiếc Sony Alpha SLT quay phim tốt
Sony A99
Chúng ta thường nghe đến việc quay phim bằng DSLR với một vài chiếc thương hiệu khác như Canon 5D MII, MIII và ít nghe đến A99. Bởi A99 là SLT, không được xếp vào hàng DSLR nhưng mình thiết nghĩ, khi tìm hiểu mua máy DSLR, đây cũng là chiếc đáng tham khảo nếu bạn có nhu cầu quay phim cao. Một điểm mà Sony đầu tư cho nó là khả năng quay phim dành cho dân quay chuyên nghiệp. Alpha SLT-A99 mang đến nhiều hỗ trợ dành cho các nhà làm phim chuyên nghiệp nhất. Sản phẩm hỗ trợ chuẩn video AVCHD 2.0 với chất lượng 1920 x 1080 pixel 60p/i (NTSC) 50p/i (PAL), 24 fps hoặc chuẩn Cinema 24p. Sản phẩm cao cấp này hỗ trợ hai khe cắm thẻ nhớ có thể dùng một trong hai chuẩn SDXC/SDHC hoặc MemoryStick Pro-HG Duo. Đặc biệt, SLT-A99 còn cho người dùng tuỳ chọn kết nối âm thanh chuyên nghiệp XLR cho các thiết bị thu âm cao cấp. Thân máy được thiết kế bằng hợp kim ma-giê chắc chắn, hỗ trợ sử dụng trong nhiều điều kiện khắc nghiệt như băng tuyết, mưa gió.
SLT-A99 được trang bị bộ cảm biến CMOS Exmor kích thước full-frame 24 x 36 mm với độ phân giải 24.3 MP. Điểm nhấn trong SLT-A99 phải kể đến hệ thống lấy nét kép (Dual AF). Hệ thống lấy nét này bao gồm hai lớp với 19 điểm lấy nét theo pha (phase detection), bao gồm 11 điểm trợ nét cross-type. Lớp thứ hai bao gồm 102 điểm mở rộng trên khung lấy nét quanh 19 điểm đã đề cập. Nhờ vậy người dùng có thể dễ dàng tiếp cận với mọi chi tiết vùng nét trên một vật thể phức tạp.
- Cảm biến hình ảnh “Exmor™” CMOS 24.3-megapixel 35mm full-frame
- Bộ xử lý hình ảnh tiên tiến BIONZ™
- Hệ thống lấy nét Dual AF System (19+ 102 điểm)
- Công nghệ gương mờ Translucent Mirror Technology™
- Quay phim Full-HD 60p/50p
- Kính ngắm độ phân giải cao XGA OLED Tru-Finder
Chiếc DSLR Full-Frame đa dụng tốt
Canon EOS 5D Mark III
Nếu bạn thích một chiếc máy ảnh có cảm biến Full-Frame cho ưu thế tốc độ xử lý để chụp ảnh thể thao, màu sắc mềm nhẹ chụp chân dung, chi tiết cho ảnh phong cảnh, kiến trúc công trình và quay video tuyệt vời, nhất là có thể cài phần mềm để quay file video RAW thì 5D MKIII là chiếc nên tham khảo. 5D MKIII cho kết quả ảnh khá ổn không chỉ trong hoàn cảnh ánh sáng tốt mà cả hoàn cảnh ánh sáng rất yếu với cảm biến ảnh 22MP đủ dùng. Chúng ta đang thấy Canon chuẩn bị ra mắt chiếc 5Ds chưa biết thế nào, nhưng hiện tại, dân quay cả nghiệp dư và chuyên nghiệp có thêm nhu cầu sử dụng chụp ảnh khi quay đề nghĩ ngay đến 5D MKIII.
- Bộ cảm biến hình ảnh CMOS 22.3MP toàn khung
- ISO 100-25600, mở rộng tới 102400
- Hệ thống đo nét tiên tiến với 61 điểm
Chiếc DSLR đặc biệt nhất
Nikon Df
Nếu bạn đang tìm một chiếc DSLR theo cách tiếp cận khác, tức là muốn chiếc có cảm biến Full-Frame nhưng thân hình như chiếc máy film cổ cách đây vài chục năm thì đó là chiếc Nikon Df. Thực tế thì Nikon hơi quá tham vọng khi cố bóp nhỏ thân máy Df trong khi phải chứa bộ cảm biến FF với những thứ cần thiết đi cùng, hình dáng chưa thực sự thanh mảnh như những chiếc F / FM... nhưng kết quả ảnh, chất lượng màu sắc của nó là xứng đáng. Cá nhân mình vẫn thích sở hữu chiếc Df này, cầm nắm vừa phải, năng lực của máy FF, sử dụng được hệ thống ống MF Nikon ngàm AI/AIS chất lượng...
- Cảm biến: CMOS FX full-frame 16,2 megapixel
- Bộ xử lí hình ảnh hai nhân EXPEED 3.
- Màn hình LCD 3,2" độ phân giải 921.000 pixel.
- Ống ngắm quang học phủ 100% vùng nhìn.
- Dải ISO từ 100 - 12.800, mở rộng 50 (chế độ LO) - 204.800 (chế độ Hi-2).
- Tốc độ màn trập: 1/4000 giây, chụp liên tiếp 5,5 fps (tối đa).
- Hệ thống lấy nét 39 điểm (trong đó có 9 điểm crosstype), module MultiCAM 4800FX.
- Chế độ chụp liên tiếp im lặng.
- Tốc độ đồng bộ đèn flash: 1/200 giây.
DSLR thuộc dòng chuyên nghiệp tốt nhất cảm biến Full-Frame
Chúng ta có hai chiếc Nikon D4S và Canon EOS 1DX
Hai chiếc máy chuyên nghiệp dành cho các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Chúng ta có thể tham khảo thêm để biết. Dĩ nhiên cùng với các thông số kỹ thuật đầu bảng thì giá thành cũng quá ngưỡng người dùng amateur. Nhưng, đôi khi thú chơi khó nói, có thì cứ chơi tới đỉnh cho đã sự chơi. Nếu mình "có điều kiện" tài chánh và cả thời gian để tận hưởng công năng của hai chiếc này, mình cũng sẽ "tậu" ngay chúng.
Canon 1DX với cảm biến ảnh FF 18MP
Nikon D4S với cảm biến ảnh FF 16MP
Mỗi người có câu chuyện của riêng mình khi chọn một chiếc máy ảnh, đó là sở thích cá nhân với một thương hiệu nào đó, cảm thức về mỗi dòng máy nào đó, nhu cầu cá nhân của từng người được đáp ứng bởi một dòng máy nào đó, ngân sách bản thân có thể... Những dòng liệt kê trên chỉ là những gợi ý với một vài điểm ưu tiên để các bạn tham khảo. Giá bán cũng có thể xê dịch và thay đổi.
Xem thêm cách chọn mua máy ảnh: https://muabannhanhmayanh.com/chon-mua-may-anh.html
Chọn mua máy ảnh củ, mới, giá rẻ tại: https://muabannhanh.com/tag/may-anh
Mua máy ảnh DSLR nào bây giờ? Chọn mua máy ảnh, Đánh giá máy ảnh, Dòng máy ảnh, Máy ảnh DSLR
Các bài viết liên quan đến Mua máy ảnh DSLR nào bây giờ?, Chọn mua máy ảnh, Đánh giá máy ảnh, Dòng máy ảnh, Máy ảnh DSLR
- 24/06/2017 Chọn mua máy ảnh kỹ thuật số chuyên nghiệp 3033
- 24/12/2016 Những cải tiến vượt bậc của Panasonic Lumix GF6 so với GF5 3893
- 26/12/2016 Ưu điểm nổi bật của máy ảnh Panasonic Lumix DMC-FZ40 4718
- 15/03/2016 Chụp ảnh chuyên nghiệp với máy ảnh Canon 12039